Thế chiến thứ hai Yakov Iosifovich Dzhugashvili

Đài tưởng niệm gần Vitebsk ghi nhận nơi Dzhugashvili đã chiến đấu và bị bắt

Bị bắt

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc Xã và các đồng minh đã phát động Chiến dịch Barbarossa xâm lược của Liên Xô. Stalin đã điều động cả Dzughashvili và Artyom Sergeyev, con trai nuôi và cũng là một sĩ quan pháo binh, ra tiền tuyến.[8] Với tư cách là một Thượng úy chỉ huy khẩu đội pháo cối thuộc Trung đoàn pháo cối 14, thuộc Sư đoàn xe tăng 14 gần Vitebsk, Dzhugashvili đã bị bắt vào ngày 16 tháng 7 trong Trận Smolensk.[8] Trường hợp bị bắt của ông hiện vẫn đang bị tranh cãi: Theo lời kể của Sergeev, "quân Đức đã bao vây khẩu đội của Yakov. Lệnh rút đã được ban ra. Nhưng Yakov đã không tuân lệnh. Tôi đã cố gắng thuyết phục anh ấy [...] nhưng Yakov trả lời: 'Tôi là con trai của Stalin và tôi không cho phép khẩu đội rút lui."[4] Các nguồn khác, bao gồm từ các tù nhân Liên Xô bị thẩm vấn, tuyên bố rằng họ sẵn sàng từ bỏ Dzhugashvili vì họ ghét hệ thống của Liên Xô.[4] Tài liệu lưu trữ của Nga lại cho thấy ông sẵn sàng đầu hàng.[9]

Quân Đức tuyên bố đã bắt giữ Dzughashvili vào ngày 19 tháng 7. Stalin phản ứng tiêu cực với tin này: trước đây ông đã ra lệnh rằng không có người lính nào được đầu hàng, vì vậy ý nghĩ rằng chính con trai ông đã làm như vậy được coi là một sự ô nhục.[5] Stalin đã tức giận vì Dzughashvili đã để cho bị bắt thay vì tự sát và nghi ngờ rằng con trai đã phản bội mình.[4][8] Meltzer không được báo tin ngay, và do nghi ngờ về động cơ của bà và ý nghĩ rằng Dzhugashvili đã đầu hàng, Stalin đã cho bắt giam bà.[8] Vì Meltzer bị cầm tù, em gái của Dzughashvili, Svetlana, phải chăm sóc cho cháu Galina.

Tù nhân chiến tranh

Trong nỗ lực che giấu danh tính của mình, Dzhugashvili rõ ràng đã bỏ phù hiệu sĩ quan và cố gắng tỏ ra như một người lính bình thường. Mặc dù vậy, ông vẫn sớm bị nhận dạng và được trao cho Abwehr để thẩm vấn.[4] Trong cuộc thẩm vấn, Dzughashvili chỉ trích công khai sư đoàn của ông và các đơn vị khác của Hồng quân, nói rằng họ không chuẩn bị cho cuộc chiến, và nhận xét thêm rằng các chỉ huy quân sự đã hành xử kém. Ông cho rằng nước Anh yếu ớt và "không bao giờ giúp đỡ ai", trong khi ca ngợi Đức, lưu ý rằng đó là đế chế lớn duy nhất còn lại và "toàn bộ châu Âu sẽ không là gì" nếu không có nó. Mặc dù vợ và gia đình bên vợ là người Do Thái, Dzughashvili cũng công khai chống Do Thái, tuyên bố người Do Thái "buôn bán, hoặc khao khát sự nghiệp trong ngành kỹ thuật, nhưng họ không muốn trở thành công nhân, kỹ thuật viên hoặc lao động nông dân. Đó là lý do tại sao không ai ở nước ta tôn trọng người Do Thái."[4]

Truyền đơn của Đức 1941. "Đừng đổ máu vì Stalin! Ông ta đã chạy trốn đến Samara! Con trai riêng của ông ta đã đầu hàng! Nếu con trai của Stalin đã tự cứu mình, thì bạn cũng không bắt buộc phải hy sinh bản thân mình!"

Người Đức có ý định sử dụng Dzhugashvili trong tuyên truyền chống lại Liên Xô. Ông được chụp ảnh in trên các truyền đơn rài bên phía Liên Xô, với hình ảnh mỉm cười với những kẻ bắt giữ mình. Mặt sau của tờ rơi là một phần của bức thư ông viết cho Stalin ngay sau khi bị bắt: "Thưa cha! Con đã bị bắt làm tù binh. Con rất khỏe. Con sẽ sớm được gửi đến một trại cho các sĩ quan ở Đức. Con đang được đối xử tốt. Con chúc bạn cha khỏe! Chúc mừng tất cả mọi người. Yasha." [4] Liên Xô lập tức đáp trả: Krasnaya Zvezda ("Sao đỏ"), tờ báo chính thức của Hồng quân, tuyên bố vào ngày 15 tháng 8 năm 1941 rằng Dzhugashvili sẽ được trao tặng Huân chương Cờ đỏ vì những hành động của ông trong Trận Smolensk.[4] Sau đó, ông đã được chuyển đến một biệt thự được bảo vệ ở Berlin, nơi Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc xã, hy vọng sẽ sử dụng ông trong các chương trình phát thanh tiếng Nga. Khi điều đó không thành hiện thực, Dzhugashvili đã được chuyển đến trại tập trung Sachsenhausen.[4]

Ở nơi giam giữ mới, Dzhugashvili thường xuyên bị quấy rầy bởi những vị khách muốn gặp và chụp ảnh con trai của Stalin. Ông cũng thường xuyên cãi nhau với các tù nhân người Anh, thậm chí đánh nhau với họ.[4] Sau khi Thống chế Friedrich Paulus đầu hàng và bị bắt làm tù binh tại Trận Stalingrad vào tháng 2 năm 1943, người Đức đã đề nghị với phía Liên Xô là sẽ trao đổi Dzhugashvili với ông ta. Điều này đã bị Stalin từ chối với tuyên bố "Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người con trai đã bị giam cầm trong các trại tập trung! Ai sẽ trao đổi họ với Paulus? Họ có tệ hơn Yakov không?"[8] Theo Nikolay Tolstoy, cũng có một đề nghị khác, với Hitler muốn trao đổi Dzhugashvili cho cháu trai của Raler, Leo Raubal; nhưng điều này cũng không được chấp nhận.[10]

Cái chết

Vào ngày 14 tháng 4 năm 1943, Dzhugashvili được xác nhận đã tử vong tại trại Sachsenhausen. Các chi tiết về cái chết của ông đang bị tranh cãi: một số tài liệu ghi rằng ông đã chạy vào hàng rào điện bao quanh trại.[8] Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ông đã bị người Đức bắn; Kun đã lưu ý rằng "anh ta có thể đã tự tử: anh ta có xu hướng tự tử khi còn trẻ".[4] Khi nghe tin về cái chết của con trai mình, Stalin đã nhìn chằm chằm vào bức ảnh của mình; sau đó ông đã cư xử dịu đi với Dzhugashvili, nói rằng con trai mình "một người đàn ông thực sự" và rằng "số phận đã đối xử bất công với nó." Meltzer được thả ra vào năm 1946 và gặp lại con gái Galina, mặc dù những năm xa cách đã khiến Galina tỏ ra xa cách với mẹ.[8] Năm 1977, Dzhugashvili đã được trao tặng Huân chương Chiến tranh Ái quốc hạng Nhất, mặc dù điều đó đã được thực hiện bí mật và gia đình không được phép giữ huân chương.[4]

Sau chiến tranh, các sĩ quan Anh đã thu giữ được các tài liệu lưu trữ của Đức có ghi chép mô tả cái chết của Dzhugashvili tại Sachsenhausen. Các hồ sơ của Đức chỉ ra rằng ông đã bị bắn sau khi chạy vào một hàng rào điện khi đang cố gắng chạy trốn sau một cuộc cãi vã với các tù nhân Anh; khám nghiệm tử thi cho thấy ông chết vì bị điện giật trước khi bị bắn. Bộ Ngoại giao Anh đã xem xét ngắn gọn việc trình bày các giấy tờ này cho Stalin tại Hội nghị Potsdam như một cử chỉ chia buồn. Họ đã loại bỏ ý tưởng này bởi vì cả người Anh và người Mỹ đều không thông báo cho Liên Xô biết rằng họ đã chiếm được tài liệu lưu trữ quan trọng của Đức và việc chia sẻ những giấy tờ đó với Stalin sẽ khiến Liên Xô hỏi về nguồn gốc của những hồ sơ này.[11]